Thông tin mở đầu Nổi_dậy_ở_Đá_Vách

  • Phía Tây Quảng Ngãi là địa bàn cư trú của các dân tộc, như: Kor, Ktu, Ba Na, Xơ Đăng...nhưng nhiều nhất là người Hrê[3]. Trong các thư tịch xưa, người Hré được ghi bằng các tên gọi khác nhau, như: Mọi[4] Lũy (ý nói dân ở bên kia lũy Bình Man), Mọi Nước (hay Mọi Đồng, ý nói dân tộc này biết làm ruộng lúa nước), Mọi Hoang (ý nói không khống chế nổi), Tà Mạ (tên một cư trú của ngưới Hré), Mọi Đá Vách (hay Man Thạch Bích, tức gọi theo tên một ngọn núi có tên Nôm là Đá Vách, tên chữ Hán là Thạch Bích) hay chỉ đơn giản là Man...
Thế núi chót vót, vách đá rất hiểm trở, cỏ mọc rậm rạp, chưa từng có tiều phu đến chặt củi. Buổi sớm khói mây ngưng sắc tía, suối hang ngậm màu son. Lúc mặt trời chiếu xuống, núi đá đều sáng láng như ánh sao đêm.

Khi đến đây làm Tuần phủ (1750), danh sĩ Nguyễn Cư Trinh đã liệt núi Thạch Bích là một trong 12 cảnh đẹp của tỉnh (Quảng Ngãi thập nhị cảnh) qua bài thơ "Thạch Bích tà dương" (Bóng chiều núi Thạch Bích).